1. Khi làm chương trình “Đối Thoại Với PM” tại VNDirect với anh Lê Chí Phúc - Giám Đốc quỹ SGI*, hai anh em có trao đổi về chủ đề lạm phát. Cái hay là ở chỗ cùng xuất phát từ cấu trúc dân số nhưng tôi và anh Phúc lại dẫn tới 2 quan điểm trái ngược nhau về lạm phát.
2. Lấy dẫn chứng từ Nhật Bản, anh Phúc cho rằng cấu trúc dân số già của Nhật đã làm cho lạm phát của quốc gia này duy trì ở mức rất thấp trong nhiều thập kỷ. Mặc dù Ngân hàng trung ương Nhật đã làm đủ mọi cách: bơm tiềm, QE, thậm chí mua cả cổ phiếu. Mỹ, Châu Âu và nhiều quốc gia khác đang bước vào con đường già hóa dân số như Nhật nên lạm phát các năm tới sẽ khó tăng lên mặc cho Fed và ECB in tiền khủng khiếp.
3. Góc nhìn tôi đưa ra thì ngược lại. Dân số già sẽ làm tăng lạm phát. Vì người già thì phát sinh chi phí nhiều mà không tạo ra thu nhập mới. Nhật Bản là ngoại lệ đặc biệt. Vì trong giai đoạn dân số Nhật Bản suy giảm thì sức lao động đó được bù đắp bởi lao động ngoại quốc và lao động nhập khẩu. Các công ty Nhật đưa nhà máy sang Trung Quốc, Việt Nam, v.v
4. Lạm phát trên thế giới trong xu hướng giảm và duy trì ở mức thấp từ năm 1990 trở lại đây vì đó là lúc lực lượng lao động tham gia vào thị trường sản xuất toàn cầu bùng nổ. Từ năm 1990, lao động trẻ dồi dào từ Đông Âu, Châu Á, và đặc biệt là Trung Quốc khiến cho chi phí nhân công giảm hoặc duy trì ở mức thấp. Dân số Châu Âu và Mỹ cũng chưa phải quá già. Thế hệ Baby Boomer sinh ra sau chiến tranh thế giới 2 của Mỹ vẫn đang ở độ tuổi lao động. Mức lương trung bình tại Mỹ gần như không tăng mấy trong 30 năm qua.
5. Giờ đây thế hệ Baby Boomer của Mỹ đang về hưu. Lực lượng lao động của Trung Quốc thì đang suy giảm. Mức lương trung bình của Trung Quốc đã tăng 5x, đạt trên 10 ngàn đô. Chi phí sản xuất tại Trung Quốc gia tăng. Tầng lớp lao động tại Mỹ, Châu Âu từ đó có cũng quyền mặc cả tăng lương tốt hơn.
6. Túm lại chi phí nhân công gia tăng sẽ là một trong những động lực quan trọng đẩy nguy cơ lạm phát lên cao trong thập kỷ này. Lực lượng lao động từ Ấn Độ, hay Đông Nam Á có thể làm vơi bớt phần nào nhưng sẽ khó tạo ra xung lực kéo lạm phát thấp như Trung Quốc đã làm. Trung Quốc là duy nhất.
Sơn Tùng - Đầu tư giá trị.
Đăng lại ngày 20.04.2024.
Bài viết được đăng lần đầu ngày 15/12/2021 trên Facebook Sơn Tùng - Đầu Tư Giá Trị.
Link Youtube:
Bạn diễn giải cũng sai luôn.
Năng lực sản xuất công nghiệp của Nhật Bản về tổng sản lượng quá lớn.
Khi tháp dân số càng thay đổi về độ tuổi già thì demand càng thấp.
Demand giảm + thặng dư vốn + dư công suất sản xuất + NB bị cạnh tranh chi phí sản xuất ở các quốc gia siêu rẻ như Hàn - TQ mà bạn suy luận ra là ngta có lạm phát??